Mụn cóc là gì? 13 cách điểu trị mụn cóc an toàn hiện nay

Mụn cóc được hiểu là những nốt sần nổi lên trên da do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra. Loại mụn này đã tồn tại trên cơ thể người hàng nghìn năm, chúng đã được phát hiện trên xác ướp 3.000 năm tuổi và được đề cập đến bởi Shakespeare. Mặc dù mụn cóc nói chung không nguy hiểm nhưng chúng lại có vẻ ngoài xấu xí, khiến những ai vô tình dính phải thường xấu hổ, tự ti. Vậy cách chữa mụn cóc hiệu quả và an toàn như thế nào? Hãy cùng Đẳng Cấp Phái Đẹp tìm hiểu trong bài viết sau nhé! 

Mụn cóc

Mụn cóc có vẻ ngoài xấu xí, khiến ai vô tình dính phải thường xấu hổ, tự ti.

1. Mụn cóc là gì?

Trước khi tìm hiểu cách trị mụn cóc, hãy cùng điểm qua loại mụn này là gì và vài thông tin liên quan đến “tên khó ưa” này đã nhé.

Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi, lành tính, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn còn gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Những khối u xấu xí này rất dễ lây lan, nó có thể mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng chùm trông rất xấu xí.Đây là những u lành tính không gây nguy hiểm nhưng chúng gây cảm giác cộm rát rất khó chịu. Không những vậy, chúng còn có khả năng lây lan nhanh chóng thành nhiều đốt, hay nhiều mảng khác nhau.

Các vị trí mụn cóc thường xuất hiện: 

  • Mụn cóc ở tay
  • Chân/bàn chân.
  • Móng tay/móng chân.
  • Mặt.
  • Môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Bộ phận sinh dục (Vùng háng, dương vật, bìu, âm đạo, âm hộ, môi âm đạo gồm môi bé,môi lớn và cổ tử cung.
  • Hậu môn.
  • Trực tràng.

Hiện nay trên thế giới có 40% dân số đã và đang bị mụn cóc hành hạ. Vì đây là bệnh truyền nhiễm do tác nhân chính là virus HPV (Human papillomina virus) gây ra. Virus này lây từ người sang người do nhiều nguyên nhân.

Có các dạng mụn cóc thường gặp như sau: 

  • Mụn cóc thông thường: Mụn phát triển nhiều nhất trên các ngón tay, xung quanh móng và trên mu bàn tay. Thường xảy ra ở những nơi da bị xước, chẳng hạn như do cắn móng tay hoặc cắt tỉa móng. Mụn thường là chấm nhỏ màu đen, sờ vào cảm thấy sần sùi.
  • Mụn cóc chân có những đặc điểm sau: Phát triển thường xuyên nhất trên lòng bàn chân. Có thể phát triển thành các cụm dày đặc. Mụn thường phẳng hoặc mọc ẩn bên trong (khi đi cảm giác đau do cấn phải mụn cóc ẩn). Mụn cóc ở chân thường có dạng như chấm màu đen, có thể gây đau như dẫm phải sỏi đá. 
  • Mụn cóc phẳng: Mụn có thể mọc ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, trẻ em thường bị nổi ngay trên mặt. Nam giới thường bị trong khu vực mọc râu và phụ nữ thì trên chân. Mụn cóc phẳng có khuynh hướng phát triển với số lượng lớn, từ 20*-100 hạt, nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các mụn cóc khác. 
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh" Mụn là những sợi dài hoặc mập như ngón tay mọc trên da. Thường phát triển trên mặt: xung quanh miệng, mắt và mũi.

mun-coc-du-co-gia-dau-co-nao-cung-phai-xach-dep-ra-di-khi-ban-ap-dung-nhung-meo-nay

Trên thế giới có 40% dân số đã và đang bị mụn cóc hành hạ.

2. Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Nguyên nhân gây ra chiếc mụn xấu xí này chính là do virus human papillomavirus (HPV) xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước hay vết rách trên da. Khi vào trong cơ thể, các virus phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da, gây ra mụn cóc.

Có hơn 60 chủng loại virus HPV khác nhau. Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da. Mụn có thể được truyền từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh hay từ người bệnh này sang người khác. Việc cào và nặn mụn có thể làm lây lan mụn cóc. Da ẩm do ngâm nước hay có vết trầy xước, vết cắt thường trở nên dễ bị nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. 

Thông thường, mụn phải qua khoảng vài tháng để phát triển kích thước và xuất hiện trên da nên hầu như không ai phát hiện ra chúng đang mọc trên cơ thể mình.

Mụn cóc thường lây qua 2 con đường chính: 

  • Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm nắm… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, giầy dép, quần áo.
  • Tự lây nhiễm (“nhảy”) trên bản thân người bệnh: Từ vài mụn lớn ban đầu (còn được gọi là “mụn cóc mẹ”), chúng lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm) và tạo ra nhiều “mụn con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan theo cấp số nhân.

3. Chẩn đoán mụn cóc như thế nào?

Chẩn đoán mụn cóc dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng của mụn cóc gồm:

  • Một vết sưng nhỏ, nổi lên trên da.
  • Kích thước trung bình dao động từ 1 – 10mm.
  • Mụn có bề mặt sần sùi hoặc nhẵn nhụi.
  • Mụn cóc xuất hiện đơn lẻ hoặc theo cụm.
  • Trong một số trường hợp, mụn cóc gây ngứa.
  • Mặt, bàn chân. đầu gối, bàn tay thường bị ảnh hưởng nhất.

Ngoài ra, chẩn đoán phân biệt mụn cóc còn có:

  • Mắt cá hoặc vết chai (clavi): sang thương còn đường vân da, không có mao mạch huyết khối khi cạo.
  • Lichen phẳng: tương tự mụn cóc phẳng. Mụn còn kèm với tổn thương miệng, mạng lưới Wickham và phân bố đối xứng.
  • Dày sừng tiết bã: sẩn hoặc mảng xuất hiện nhiều, tăng sắc tố và có các nang chứa đầy keratin.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: trường hợp này sang thương da bị loét, dai dẳng và phát triển bờ không đều.

Chẩn đoán mụn cóc dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

Chẩn đoán mụn cóc dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

4. Đối tượng nào sẽ bị mụn cóc?

  • Bất cứ ai cũng có thể bị mụn cóc mọc trên người. Tuy nhiên, một số người thường dễ bị nhiễm virus mụn cóc (HPV) hơn những người khác.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Những người cắn móng tay hay cắt tỉa móng bị trầy xước.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Ở trẻ em, thường tự biến mất mà không cần điều trị, nếu mụn không làm trẻ thấy đau hoặc khó chịu.

5. Chữa mụn cóc tại nhà có an toàn không? 

Mặc dù mụn cóc thường tự biến mất nhưng chúng rất xấu và khó chịu. Vì vậy bạn có thể thử điều trị tại nhà. Nhiều chiếc mụn phản ứng tốt với các phương pháp điều trị tự làm tại nhà hoặc có sẵn tại hiệu thuốc.

Khi điều trị mụn cóc tại nhà, bạn cần ghi nhớ 1 số điều sau: 

  • Bạn có thể lây lan mụn sang các bộ phận khác của cơ thể và chúng có thể lây cho người khác. Nếu phương pháp điều trị yêu cầu bạn chà mụn bằng giũa móng tay hoặc đá bọt, không sử dụng dụng cụ đó trên bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể và không cho phép bất kỳ ai khác sử dụng.
  • Đừng cố gắng điều trị mụn này trên bàn chân nếu bạn bị tiểu đường. Hãy đến gặp bác sĩ, họ sẽ giúp bạn có phương án điều trị đúng đắn. Bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở bàn chân, vì vậy bạn có thể dễ dàng tự làm mình bị thương mà không nhận ra.
  • Đừng cố gắng loại bỏ khi chúng mọc trên mặt hoặc các bộ phận nhạy cảm khác của cơ thể (chẳng hạn như bộ phận sinh dục, miệng hoặc lỗ mũi) bằng các phương pháp điều trị tại nhà.

6. Bật mí 13 cách điều trị mụn cóc hiệu quả

Mụn cóc rất khó điều trị, có thể sẽ hết tạm thời trong một khoảng thời gian tuy nhiên sau đó có thể nó sẽ quay trở lại tìm bạn. Nhưng bạn không nên lo lắng quá bài viết này Đẳng cấp phái đẹp sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo đuổi bay lũ mụn này bằng phương pháp tự nhiên với các nguyên liệu sẵn có tại nhà.

6.1 Trị mụn cóc bằng tỏi

Tỏi có chứa chất allicin nhờ đó có tính kháng khuẩn và kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HPV hiệu quả.

Cách làm:

  • Dùng một củ Tỏi sau đó đập nát.
  • Dùng một miếng vải gói củ tỏi đã bị đập nát vào.
  • Bạn có thể dùng kim để làm hở vết thương nơi đang có mụn cóc.
  • Chắt lấy nước củ tỏi đã bị dập nát vào chỗ bị mụn cóc.
  • Đắp chỗ tỏi bị dập nát lên nơi mọc mụn cóc.
  • Giữ trong vòng 2 – 3 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để có được kết quả như ý.

mun-coc-du-co-gia-dau-co-nao-cung-phai-xach-dep-ra-di-khi-ban-ap-dung-nhung-meo-nay 2

Trị mụn cóc bằng tỏi.

6.2 Lá tía tô

Lá tía tô trong Đông y có tính ấm, vị cay, không độc nên có khả năng trừ cảm, giải hàn, làm ra mồ hôi. Trong loại lá tía tô có khá nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như: A, C, Ca, Fe,…Mặc dù cơ chế trị mụn cóc bắng lá tia tô chữa thực sự rõ ràng, thế nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lá tía tô chứa nhiều chất Perila Aldehyde và chất Limonene. Thành phần này không chỉ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại mà còn ngăn cản và loại bỏ virut HPV trú ngụ trong mụn cóc.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá Tía tô rồi giã nát một ít.
  • Cho thêm vài hạt muối trộn đều với lá Tía tô đã giã nát.
  • Đắp lên vùng da bị mụn cóc.
  • Dùng vải quấn lại để cố định chỗ đắp lá.
  • Nên đắp buổi tối để tránh dính nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp.
  • Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất.

mun-coc-du-co-gia-dau-co-nao-cung-phai-xach-dep-ra-di-khi-ban-ap-dung-nhung-meo-nay 3

Lá tía tô có thể trị mụn cóc.

6.3 Trị bằng lá tía tô và kem đánh răng

Nguyên liệu: Lá tía tô tươi, kem đánh răng hoặc vôi sống.

Cách làm: 

  • Lá tía tô giã nát bằng cối hoặc máy xay sinh tố.
  • Lọc bỏ phần nước, sử dụng bã lá tía tô trộn với kem đánh răng hoặc vôi sống.
  • Đem hỗn hợp đắp vào vùng da bị mụn cóc, băng cố định lại giữ nguyên đêm và rửa lại bằng nước muối sinh lý.
  • Kiên trì áp dụng hàng ngày trước lúc đi ngủ để trị mụn cốc dứt điểm.

mụn cóc

Trị bằng lá tía tô và kem đánh răng.

6.4 Trị bằng lá tía tô và nha đam

Nguyên liệu; Lá tía tô tươi và 01 nhánh nha đam.

Cách làm:

  • Lấy lá tía tô, rửa sạch với nước sau đó giã nát để thoa lên nốt mụn cóc.
  • Đem bã trộn với gel nha đam tươi để tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
  • Rửa mặt thật sạch rồi đắp hỗn hợp lên da bị mụn cóc, cũng băng cố định lại, để qua đêm và rửa lại sạch sẽ vào sáng hôm sau.
  • Thực hiện hàng ngày đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn thì dừng lại.

6.5 Trị mụn cóc bằng giấm táo

Giấm táo là một loại axit (axit axetic), vì vậy nó có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn và vi rút. Khi tác động lên da, giấm sẽ đốt cháy và phá hủy từ từ vùng da bị nhiễm trùng, khiến mụn cóc bong ra, tương tự như cách axit salicylic làm. Đồng thời, axit có trong giấm táo sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của bạn chống lại vi rút gây ra mụn cóc.

Cách điều trị mụn cóc bằng giấm táo khá đơn giản. Bạn chỉ cần một miếng bông gòn, nước, giấm táo, và băng keo hoặc băng gạc. Rồi thực hiện như sau:

  • Trộn hai phần giấm táo trong một phần nước.
  • Nhúng một miếng bông vào dung dịch giấm-nước.
  • Đắp miếng bông gòn trực tiếp lên mụn cóc.
  • Che lại bằng băng keo để giữ miếng bông trên mụn qua đêm (hoặc lâu hơn nếu có thể).
  • Lấy bông gòn và băng dính ra. Lặp lại mỗi đêm cho đến khi mụn cóc rụng.

Hoặc bạn có thể:

  • Trộn giấm táo và nước với hai phần bằng nhau trong một cái xô hoặc thùng lớn.
  • Ngâm vùng bị mụn khoảng 15 phút mỗi ngày.
  • Rửa sạch da với nước khi bạn hoàn thành.

Xem thêm: 10 bí quyết làm đẹp bằng giấm táo.

mụn cóc

Giấm táo có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn, vi rút

6.6 Sử dụng Axit salicylic

Các sản phẩm loại bỏ mụn cóc không cần kê toa như axit salicylic được bán phổ biến ở các hiệu thuốc dưới dạng miếng dán, thuốc mỡ và dung dịch lỏng. Đối với mụn cóc thông thường, nên sử dụng axit salicylic 17% hàng ngày và liên tục trong một vài tuần. Để có kết quả tốt nhất, hãy ngâm mụn cóc trong nước ấm vài phút trước khi bôi thuốc, kết hợp tẩy da chết bằng đá bọt mỗi ngày.

Nếu da của bạn bị kích ứng thì cần giảm tần suất điều trị mụn cóc bằng phương pháp này. 

Lưu ý: Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dung dịch axit.

6.7 Đóng băng

Một số sản phẩm nitơ lỏng có sẵn ở dạng lỏng hoặc dạng xịt không cần kê toa. Các hoạt chất có trong sản phẩm sẽ làm chết da và cho phép bạn cạo đi bề mặt của mụn đi. Những phương pháp điều trị này là lựa chọn tốt nếu bạn muốn loại bỏ mụn cóc nhanh chóng, nhưng chúng không đủ mạnh để loại bỏ tất cả mụn cóc.

6.8 Dán băng keo

Một số người đã thành công trong việc điều trị mụn cóc bằng băng keo. Quá trình này bao gồm việc che mụn bằng một miếng băng keo nhỏ trong vài ngày, sau đó ngâm mụn và cuối cùng, chà xát lên mụn để loại bỏ da chết. Để mụn cóc thông thoáng trong khoảng 12 giờ và lặp lại quá trình cho đến khi mụn rụng hết. Phương pháp này có thể mất nhiều đợt điều trị mới có hiệu quả.

mụn cóc

Phương pháp dán băng keo có thể mất nhiều thời gian để có kết quả.

6.9 Thuốc lột mạnh có chứa axit salicylic

Chất trị mụn cóc này có tác dụng loại bỏ từng lớp mụn cóc với cường độ mạnh. Các nghiên cứu cho thấy axit salicylic sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi kết hợp với liệu pháp đông lạnh.

6.10 Chấm nitơ lỏng

Bác sĩ sẽ chấm nitơ lỏng vào mụn cóc của bệnh nhân để đóng băng chúng lại. Phương pháp này cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch của bạn chống lại virus gây mụn cóc và cần được tiến hành lặp lại vài lần. Thuốc được sử dụng là khí nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196OC). Thuốc ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu khi chấm, có thể gây phồng nước và gây đau nhiều ngày sau khi chấm.

Những ai chịu đau kém không nên chọn phương pháp này.

6.11 Đốt điện (Electrosurgery)

Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1 cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ, ở kẽ ngón chân, tay). Mụn cóc sẽ được giải phẫu lấy đi bằng dòng điện cao tần.

mụn cóc

Các nốt mụn sẽ được lấy đi bằng dòng điện cao tần.

6.12 Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ)

Áp dụng cho mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…).

6.13 Các axit khác

Trường hợp các nốt mụn không đáp ứng với axit salicylic hoặc liệu pháp đóng băng, bác sĩ có thể thử cạo bề mặt của mụn cóc và sau đó bôi axit trichloroacetic bằng que gỗ. Phương pháp này đòi hỏi phải được lặp lại ít mỗi tuần hoặc lâu hơn. Với phương pháp này, người bệnh sẽ cảm giác nóng rát và châm chích.

7. Khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Các biện pháp tại nhà không hiệu quả và mụn gây khó chịu, lan rộng hoặc làm mất thẩm mỹ.
  • Bạn có mụn cóc trên mặt hoặc một bộ phận nhạy cảm khác của cơ thể (ví dụ: bộ phận sinh dục, miệng, lỗ mũi).
  • Bạn nhận thấy chảy máu hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mủ hoặc đóng vảy, xung quanh mụn cóc.
  • Mụn rất đau.
  • Màu sắc của mụn thay đổi.
  • Bạn bị mụn cóc và tiểu đường hoặc các chứng bệnh suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như HIV / AIDS.

8. Cách phòng chống mụn cóc

  • Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus.
  • Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh.
  • Đừng cắn móng tay nếu có mụn gần các móng.
  • Giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn phát triển nhiều hơn.
  • Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc.
  • Sử dụng dép tắm và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh.
  • Nên chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá;
  • Thay đổi giày và vớ hàng ngày và để giày khô giữa mỗi lần đi. Không nên đi giày hoặc vớ của người khác, kể cả với những người bạn gần gũi;
  • Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu.
  • Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.
  • Hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện theo các phương pháp phòng chống là cách tốt nhất để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và tránh lây lan cho người khác.

mụn cóc

Chăm sóc da tay, da chân,...cũng là cách phòng ngừa mụn cóc.

9. Giải đáp thắc mắc liên quan đến mụn cóc

9.1 Mụn cóc thông thường có tự rụng?

Một vài mụn cóc tự rụng mà không cần điều trị, số khác thì không như vậy. Đối với mụn cóc tự rụng, có thể mất đến vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm để chúng biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên bất kỳ mụn cóc nào cũng có khả năng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Do đó, bạn nên điều trị mụn cóc ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện.

mụn cóc

Có thể mất đến vài tháng hoặc nhiều năm để mụn biến mất hoàn toàn.

9.2 Nổi mụn cóc khắp cơ thể có phải bị nhiễm ấu trùng giun sán trong máu?

Khi cơ thể nổi mụn cóc có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để biết chính xác nổi mụn cóc khắp cơ thể có phải bị nhiễm ấu trùng giun sán trong máu không thì bạn phải làm một số xét nghiệm chẩn đoán mới có thể xác định được. Vì thế, trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé.

9.3 Mụn cóc có lây không? 

Mụn cóc rất dễ lây lan và chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da như cạy rồi chạm vào vùng khác trên cơ thể. Người bệnh cũng có thể lây thông qua khăn tắm, dao cạo đã chạm vào mụn cóc trên cơ thể người bệnh hoặc người khác.

9.4 Mụn cóc có nguy hiểm không?

Mụn cóc không gây nguy hiểm. Đa phần chúng sẽ biến mất và không xảy ra bất kỳ vấn đề nào đáng kể sau khi được điều trị. 

Tuy nhiên, đôi khi chúng vẫn gây ra những triệu chứng nặng khác:

  • Ung thư: HPV và mụn cóc sinh dục liên quan đến một số bệnh ung thư khác nhau gồm ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng (hầu họng).
  • Biến dạng: Những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ nổi những mụn cóc biến dạng trên tay, mặt và cơ thể.
  • Nhiễm trùng: Nếu như cạy, cắt,…mụn cóc sẽ dễ hình thành các vết nứt trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
  • Đau: Mụn cóc thường không đau nhưng nếu chúng mọc ở lòng bàn chân có thể sẽ gây đau đớn khi di chuyển và sẽ cảm thấy như có viên sỏi dưới bàn da chân.

Trên đây là một số phương pháp trị mụn cóc tại nhà mà Đẳng Cấp Phái Đẹp đã tổng hợp, mong rằng bạn sẽ có đủ kiên nhẫn để áp dụng thành công. Dù là đông y hay tây y nếu muốn đạt được kết quả tốt bạn đều phải rất kiên trì. Mong bạn thành công trong việc đuổi bay loại mụn đáng ghét hiệu quả. Chúc bạn bình an và sức khỏe!

Liên hệ:

Đẳng Cấp Phái Đẹp - Thiên Đường Làm Đẹp - Tinh Tế - Chuẩn Gu:

- Địa chỉ: 72/1b Huỳnh Văn Bánh, P.15, Q. Phú Nhuận, TPHCM

- Phone: 0888845999

- Email: info@dangcapphaidep.vn

-------------

Xem thêm các bài viết liên quan: 

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

Đăng ký để được giảm giá chỉ dành cho người đăng ký, trước tiên hãy xem các mặt hàng mới được tuyển chọn và mẹo chăm sóc da!

© 2024 Đẳng Cấp Phái Đẹp. Giấy chứng nhận ĐKHKD số 41P8015608 do Ủy Ban Nhân Dân Quận Phú Nhuận cấp ngày 14/04/2014.

Địa chỉ: 72/1b Huỳnh Văn Bánh, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh - Hotline: 0888845999 - Email: info@dangcapphaidep.vn - Người quản lý nội dung: Trần Xuân Bách

Hotline (24/7)


08888 45 999

Giỏ hàng của bạn