Mụn cục cứng dưới da: Nguyên nhân và cách điều trị thích hợp

Sở hữu một làn da mịn màng, khỏe khoắn là mong muốn của tất cả phụ nữ. Nhưng thực tế cho thấy, đa phần chị em đều ít nhiều đều gặp phải vấn đề. Trong số đó, đáng sợ nhất phải kể đến cơn ác mộng mang tên mụn cục. Mụn cục cứng dưới da không chỉ tàn phá làn da, mà còn dễ để lại hậu quả sẹo rỗ rất mất thẩm mỹ. Và bài viết này Đẳng Cấp Phái Đẹp sẽ phân tích nguyên nhân, sự hình thành và cách trị mụn cứng dưới da an toàn, hiệu quả.

Mụn cục cứng dưới da

Mụn cục cứng dưới da là gì và cách điều trị như thế nào?

1. Mụn cục cứng dưới da là gì?

Mụn cục cứng là gì? Mụn cục cứng là dạng nặng chuyển biến từ mụn trứng cá bị viêm nang lông, lan rộng vào mô trung bì da. Mụn cục thường không có đầu, không có nhân, trồi lên hẳn bề mặt da. Tuy nhiên, nhân mụn hình thành sâu bên trong, gồm ổ vi khuẩn cùng dịch mủ lan rộng các nang lông xung quanh.

1.1 Mụn cục cứng dưới da có giống mụn trứng cá không?

Đôi khi chúng ta nổi một nốt mụn cứng rất to, đỏ và thường không thấy nhân hay đầu mụn và chúng gây đau nhức vô cùng. Chúng ta hoang mang nghĩ rằng hẳn đây là mụn trứng cá thì rất tiếc đó là mụn cục cứng dưới da.

Trên thực tế,mụn trứng cá và mụn cục cứng dưới da đều là những dạng nặng của mụn trứng cá. Cả hai đều là những tổn thương viêm lộ ra trên bề mặt da. Tuy nhiên, mụn cục cứng không có đầu, trong khi mụn trứng cá dạng nang thì có.

Mụn trứng cá chứa đầy mủ và thường biểu hiện dưới dạng mụn đỏ với đầu trắng. Chúng cũng thường mềm hơn mụn cục cứng dưới da vì chúng chứa đầy mủ.

Mặt khác, mụn cục cứng xuất hiện dưới dạng những vết sưng tấy trên bề mặt da của bạn. Những nốt mụn này có màu đỏ, đau và cứng hơn so với tổn thương mụn trứng cá thông thường.

Tuy nhiên, các lựa chọn điều trị của mụn trứng cá và mụn cục cứng thường tương tự nhau.

Trong tất cả các loại mụn, thì mụn cục cứng được coi là thể nặng nhất. Cách trị mụn dạng này cũng nan giải nhất.

1.2 Dấu hiệu nhận biết mụn cục cứng dưới da

Mụn cục có thể nhận biết khi sờ vào da cảm nhận thấy các khối (cục) rất cứng và đau; nằm sâu trong da. Lúc mới hình thành mụn là các cục sưng mềm gây đau sau đó mụn cứng sần viêm nhiễm nghiêm trọng.

Mụn dạng cục ban đầu thường là những ổ mụn ẩn nhỏ, nằm gần nhau. Ổ mụn nhanh chóng trở thành những khối u lớn với đường kính to, gây sưng đỏ, đau nhức, khó chịu; khi vỡ sẽ chảy máu rất nhiều và để lại thương tổn cho làn da cho dù đã được điều trị.

Không chỉ xuất hiện ở mặt, mụn u nang còn có thể mọc ở các vị trí khác trên cơ thể như cổ, lưng và ngực.

Mụn cục cứng dưới da

Mụn cục nằm sâu dưới da sưng tấy và thường gây đau nhức.

2. Nguyên nhân gây mụn cục cứng dưới da là gì?

2.1 Do vi khuẩn P.acnes

Cũng giống như mụn bọc, mụn đầu trắng và mụn đầu đen, mụn cục cứng dưới da xảy ra khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn P. acnes. Vi khuẩn này sống trên bề mặt da của chúng ta. Đôi khi, nó có thể bị kẹt giữa bụi bẩn và dầu, dẫn đến nổi mụn.

Một trong những đặc điểm chính của mụn dạng nốt là tình trạng viêm ở các lớp sâu hơn của da. Nếu ta cố tình nặn hoặc ngoáy vào vết sưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của mụn cục cứng. Ngoài ra còn các nguyên do khác.

2.2 Rối loạn nội tiết trong cơ thể

Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu và khó điều trị nhất. Khi lượng hormone testosterone hoặc androgen tăng cao, tuyến nhờn bị kích thích mạnh, sản sinh nhiều lượng dầu trên da. Kết hợp với các vi khuẩn và lớp da chết sản sinh mỗi ngày, gây bít tắc lỗ chân lông và sản sinh mụn.

Quá trình rối loạn kéo dài và không được xử lý kịp thời gây ra tình trạng viêm nhiễm. Hậu quả là mụn cứng dưới da ngày càng lớn. Có thể mọc riêng lẻ hoặc lây lan sang vùng da khác. Hay còn được gọi là mụn nang, mụn mạch lươn. Tình trạng này rất khó có cách trị mụn cục dưới da hiệu quả.

Mụn cục cứng dưới da

Rối loạn nối tiết tố có thể gây mụn cục cứng dưới da.

2.3 Vệ sinh da không sạch sẽ

Bụi bẩn do đi đường, do tiếp xúc với chăn, gối, tóc, quần, áo; thậm chí là do nguồn nước. Các tác nhân này bám lên da. Nếu không được làm sạch sâu sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Tích tụ lại ngày càng nhiều sẽ tạo nên mụn ẩn dưới da. Những loại mụn này để lâu kết hợp với nhiều yếu tố, gây mụn dạng cứng dưới da.

2.4 Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Việc dùng mỹ phẩm là cần thiết. Nhưng việc lựa chọn sản phẩm không phù hợp với da; hay mua các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng có thể gây ra hệ lụy không tốt. Khiến da bị yếu, tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể hình thành mụn cục cứng dưới da.

2.5 Do sử dụng kem trộn có chứa corticoid

Corticoid có trong kem trộn là chất làm phá hủy hệ miễn dịch của da. Nó giúp cho da ngậm nước rất nhanh. Nên ngay sau khi sử dụng, làn da sẽ rất căng bóng.

Chính tác dụng nhanh của loại kem này đã làm mờ mắt của nhiều người. Xem nó như một thứ kem “thần thánh”. Và lao vào sử dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian. Khi làn da của bạn hoàn toàn mất hết “sức lực” chống lại các tác nhân gây hại. Da mỏng dần, yếu đi. Các nốt mụn xuất hiện li ti dần dần viêm nhiễm thành mụn dạng cục. Lây lan thành những nang mụn chi chít trên mặt.

Mụn cục cứng dưới da

Kem trộn hủy hoại làn da vô cùng nặng nề.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc như chống động kinh, thuốc steroid, lithium cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn cục dưới da.

Đồng thời, chế độ sinh hoạt thất thường, thói quen ăn uống không điều độ,… cũng ảnh hưởng và kích thích hình thành mụn cục.

3. Ảnh hưởng của mụn cục cứng tác động đến da

Mụn cục cứng dưới da khó có thể thể tự hết được mà phải áp dụng các phương pháp điều trị chuẩn y khoa. Nếu để càng lâu mụn càng biến chuyển nặng nề hơn, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho làn da. Trường hợp nhân mụn ăn sâu vào bên trong, ảnh hưởng đến các cơ quan khác rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra mụn cục cứng có thể để lại sẹo vì hai lý do. Đầu tiên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm thêm, làm tổn thương các tế bào da xung quanh. Khi bạn cuối cùng đã tìm cách điều trị, vùng da bị viêm có thể biến thành một vết thâm. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, các đốm đen thâm mụn có thể mất vài tháng (thậm chí vài năm) để xóa mờ. Chúng thậm chí có thể biến thành sẹo vĩnh viễn.

Có thể để lại sẹo nghiêm trọng hơn nếu bạn tự ý nặn các nốt mụn cục cứng. Bạn cũng sẽ có thể để lại lớp vảy bong tróc và lỗ chân lông nở to hơn. Vì vậy cách tốt nhất là sau khi đã điều trị được mụn cục cứng chúng ta cần biện pháp ngăn ngừa và điều trị sẹo liền tức khắc.

Mụn cục cứng dưới da khó có thể thể tự hết được.

Mụn cục cứng dưới da khó có thể thể tự hết được.

4. Cách trị mụn cục cứng dưới da an toàn, hiệu quả tại nhà

Cách trị mụn cục – bài toán vô cùng hóc búa. Và nếu không biết cách, có thể để lại hậu quả sẹo rỗ. Vậy nên khi lựa chọn phương pháp, chúng ta cần hết sức thận trọng.

4.1 Làm sạch da kỹ lưỡng

Là bước đầu tiên và cũng là tiền đề cho quá trình trị mụn.

Làn da bị mụn, đặc biệt khi mụn đã ở thể nặng, cần làm sạch sâu. Nhưng vẫn đảm bảo nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH an toàn. Tuyệt đối không dùng các loại máy rửa mặt, tẩy da chết cơ học, chà xát mạnh sẽ khiến mụn bị vỡ hoặc sưng hơn.

Mụn cục cứng dưới da

Làm sạch da là yếu tố cần chú ý khi chăm sóc da bị mụn.

4.2 Nặn mụn đúng cách

Nhiều ý kiến cho rằng không được nặn mụn, nặn mụn gây viêm và sẹo. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi tự ý nặn mụn mà không có chuyên môn, không vệ sinh diệt khuẩn kỹ càng. Đối với những dạng mụn nhẹ, mụn có thể tự gom cồi và đẩy nhân.

Còn đối với mụn cục cứng, nếu không chích ra loại bỏ mủ và máu bên trong. Thì mụn không thể gom nhân, và tình trạng viêm sẽ rộng hơn. Đó là lý do tại sao, sau khi để một thời gian, mụn cục cứng dưới da lây lan thành nang lớn. Khi nặn mụn, cần lựa chọn các cơ sở uy tín. Và sau đó cần che chắn, bảo vệ da cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng.

Bôi các hoạt chất kháng viêm, làm thoáng lỗ chân lông: acid salicylic, cặp đôi tẩy da chết hóa học nhà AHA/BHA, Retinol thần thánh, tea tree oil làm dịu da và giảm sưng,…Đây là những hoạt chất hiệu quả đã được kiểm chứng trị mụn dạng cục tuyệt vời.

4.3 Trị mụn cục cứng dưới da bằng củ nghệ

Curcumin có trong củ nghệ giúp kháng viêm, chống khuẩn, chữa lành da tổn thương.

Cách dùng: Giã nghệ tươi lấy nước. Bôi lên vùng da bị mụn cục cứng.

Mụn cục cứng dưới da

Nghệ có tác dụng kháng viêm rất tốt.

4.4 Tỏi hỗ trợ trị mụn cục cứng dưới da 

Tỏi cũng là nguyên liệu có tác dụng sát trùng, kháng viêm mạnh. Có khả năng ức chế các vi khuẩn gây mụn viêm trên da. Vì thế, bạn có thể dùng tỏi để cải thiện mụn cục dưới da.

Cách thực hiện: Ép tỏi lấy nước. Pha với 1 ít nước lọc và bôi lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút sau đó rửa lại với nước.

4.5 Trị mụn cục cứng dưới da bằng giấm táo

Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, nguyên nhân gây ra mụn dạng nốt.

Cách sử dụng: Pha loãng một vài giọt giấm táo trong nước ấm và thoa lên vùng da bị mụn.

4.6 Baking soda cải thiện tình trạng mụn cục cứng dưới da hiệu quả

Baking soda là nguyên liệu thường được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp và trị mụn hiệu quả. Trong baking soda chứa nhiều hoạt tính kháng viêm khử trùng nên chữa lành những nốt mụn bọc, mụn viêm, mụn cục cứng dưới da và cân bằng nồng độ pH. Ngoài ra, hoạt chất này còn hấp thụ bã dầu và tẩy tế bào chết giúp da trở nên tươi sáng, khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn từ 1-2 muỗng bột baking soda và đổ thêm một ít nước để tạo thành hỗn hợp nhuyễn sệt.
  • Bước 2: Rửa mặt thật sạch và đắp hỗn hợp thu được lên vùng da bị mụn và để yên trong vòng 15-20 phút.
  • Bước 3: Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm.

Lưu ý: Thực hiện phương pháp này từ 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả trị mụn bọc như mong muốn. Không nên lạm dụng quá nhiều tránh bị bào mòn da.

4.7 Chữa mụn cục cứng dưới da với chanh

Giàu chất chống oxy hóa và axi citric có tác dụng trị mụn, sát khuẩn và ngăn ngừa mụn mới hình thành.

Cách thực hiện: Vắt nước cốt chanh ra ly. Dùng bông thấm nước chanh bôi lên vùng da bị mụn. Để 10 phút sau đó rửa sạch với nước.

Lưu ý: Các phương pháp tự nhiên cũng có thể gây dị ứng. Trước khi dùng lên vùng da bị mụn, bạn nên thử ở vùng da khác.

-> Xem thêm: 3 công thức trị mụn bằng chanh siêu đơn giản tại nhà 

Mụn cục cứng dưới da.

Chanh có tác dụng sát khuẩn trị mụn.

4.8 Điều trị mụn cục cứng dưới da bằng các loại thuốc đặc trị

Thuốc uống

  • Isotretinoin: isotretinoin đường uống thường được kê đơn trong thời gian ngắn, kèm theo hướng dẫn dùng thuốc nếu mụn bùng phát trở lại. Isotretinoin là một loại thuốc retinoid mạnh với các tác dụng phụ nghiêm trọng và chỉ nên được thực hiện dưới sự chăm sóc của bác sĩ.  Khoảng 40% bệnh nhân thuyên giảm khi điều trị isotretinoin, và những người khác có kết quả tốt khi isotretinoin được kết hợp trong kế hoạch điều trị của họ với thuốc kháng sinh uống hoặc steroid tại chỗ.

  • Spironolactone: Loại thuốc trị mụn này hoạt động bằng cách “liên kết với các thụ thể testosterone, ngăn chặn testosterone kích hoạt dầu trong các tuyến bã nhờn,” bác sĩ Rabach giải thích. Khi dầu nhờn ít hơn thì lỗ chân lông cũng sẽ ít bị bít tắc hơn và mụn ít nổi hơn.
  • Thuốc tránh thai: Bằng cách điều chỉnh nội tiết tố nữ, kiểm soát sinh sản “ngăn chặn sự tăng đột biến của nội tiết tố androgen (hay còn gọi là nội tiết tố nam). Giữ testosterone ở mức thấp thực sự giúp giảm sản xuất quá nhiều dầu ”.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng chống viêm và cũng tiêu diệt vi khuẩn propionibacterium acnes (hay còn gọi là P. acnes), có thể dẫn đến mụn; đặc biệt là mụn cục cứng dưới da.

  • Accutane: Đây là một dẫn xuất của vitamin A, làm hạn chế tối đa hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn. Không có dầu nhờn tiết ra sẽ hạn chế được vi khuẩn. Góp phần giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá, mụn cục cứng dưới da. 
  • Thuốc bôi: Thông thường, thuốc bôi ngoài da được sử dụng song song với thuốc uống. Thuốc uống thực sự có thể giúp giảm số lượng u nang sâu mới xuất hiện từ trong ra ngoài. Sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống có thể làm cho các nốt mụn đang được chữa lành sẽ tiến triển nhanh hơn và giảm sắc tố và sẹo.
  • Retinol: “Thành phần vàng” của da. Đây cũng là hoạt chất ngăn chặn hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn. Ngoài ra nó có thể phục hồi da làm sáng vùng mụn rất tốt.

Thuốc kháng sinh đặc trị mụn dạng bôi

Thuốc kháng sinh đặc trị mụn có thể giúp giảm viêm và cũng làm giảm P. acnes, vi khuẩn chính gây ra mụn viêm, mụn cục cứng dưới da.

  • Axit salicylic: Axit salicylic là một chất tiêu sừng; và là một beta hydroxyl acid (BHA). Chất này giúp giảm mụn bằng cách tẩy tế bào chết trên da và giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Nó cũng giúp ngăn ngừa bùng phát mụn sau này. Salicylic acid có trong nhiều sản phẩm không kê đơn hoặc các sản phẩm kê đơn với nồng độ mạnh hơn.
  • Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide giúp giảm các tế bào viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes và giúp giảm dầu nhờn hiệu quả.

Salicylic acid và benzoyl peroxide là hai thành phần vàng trong việc trị mụn.

Salicylic acid và benzoyl peroxide là hai thành phần vàng trong việc trị mụn.

4.9 Các biện pháp điều trị mụn cục cứng dưới da bằng công nghệ

  • Lột da hoá học: Bạn có thể hiểu đây là bước tẩy tế bào chết chuyên sâuLà sử dụng các loại hoạt chất mạnh với nồng độ cao để bôi lên da loại bỏ các lớp tế bào chết, thay thế bằng lớp da mới khoẻ mạnh. Một khi tế bào mới được thay thế, da sẽ trở nên mượt mà, mềm mại và hồng hào hơn, đồng thời loại bỏ được mụn, sẹo thâm, cải thiện độ đàn hồi của làn da, giúp da căng bóng và tươi trẻ hơn.
  • Tiêm Steroid trong da: Tiêm steroid vào trong mụn được dùng để điều trị mụn viêm, mụn cục cứng dưới da. Steroidđược pha rất loãng và tiêm trực tiếp vào trong mụn. Bạn đừng sợ mũi tiêm này, bởi kim tiêm rất nhỏ và tiêm rất nhanh nên dường như sẽ không đau. Thuốc cortisone sẽ làm giảm viêm nhanh.
  • Bắn Laser: Công nghệ Laser hiện rất được ưa chuộng trong việc trị mụn. Các bước sóng của tia laser ngày nay rất mạnh mẽ, có thể đi sâu vào trong gốc mụn. Chùm laser thông minh sẽ “thâu tóm” và tiêu diệt hoàn toàn ổ mụn; nốt mụn sẽ từ từ se lại. Kích thích da tự sản sinh collagen, elastin giúp nuôi dưỡng làn da trở nên sáng khỏe hơn.

Bắn laser là một trong những phương pháp trị mụn rất được ưa chuộng hiện nay.

Bắn laser là một trong những phương pháp trị mụn rất được ưa chuộng hiện nay.

  • Mổ mụn cục cứng dưới da: Trong vài trường hợp mụn cục cứng quá to và gây đau nhức cho người mắc phải; thậm chí có nguy cơ vỡ áp xe, thì buộc bạn phải tìm đến bệnh viện hoặc các chuyên khoa da liễu để tiến hành mổ. Vết mổ sẽ giải phóng các tế bào bạch cầu bị mắc kẹt, vi khuẩn propionibacterium acnes, dầu nhờn và keratin trong các mụn cục cứng.
  • Trị mụn cục cứng dưới da bằng ánh sáng xanh
  • Ánh sáng xanh – loại ánh sáng nhìn thấy được với bước sóng 407 – 420 nanomet – có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mụn p. acnes. Lớp màng tế bào bảo vệ vi khuẩn có chứa sắc tố và khi tiếp xúc với ánh sáng xanh, những sắc tố này sẽ bị kích thích và nóng lên, phá hủy lớp màng bảo vệ bên ngoài và giết chết vi khuẩn.
  • Microneedling: Microneedling kích hoạt tái tạo collagen sau sẹo mụn, nhưng cũng giúp da tái tạo tổng thể nhanh hơn.

5. Cách giảm đau và làm dịu tổn thương của mụn cục cứng dưới da tại nhà

Bác sĩ da liễu sẽ gợi ý những biện pháp giúp làm dịu nốt mụn cục cứng dưới da mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Và điều quan trọng đầu tiên họ muốn nhấn mạnh là bạn phải vệ sinh chăm sóc da cơ bản thật tốt để giữ cho làn da của bạn sạch sẽ và khỏe mạnh giữa các đợt bùng phát. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể chăm sóc da tại nhà:

  • Chườm đá lạnh hoặc khăn sạch được ướp lạnh lên da để giảm viêm và làm dịu các vùng bị đau

  • Sử dụng các đầu ngón tay của bạn để làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không bào mòn, không chứa cồn hai lần một ngày.
  • Rửa sạch mặt bằng nước ấm.
  • Hạn chế phơi nắng và tránh để da tiếp xúc với ánh nắng.
  • Nếu bạn có tóc dầu, hãy gội đầu hàng ngày.

6. Vài điều cần lưu ý để tránh mụn cục cứng dưới da tiến triển nghiêm trọng 

  • Vệ sinh khăn mặt, áo gối; chăn màn thường xuyên và phơi dưới ánh mắt mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Rửa mặt bằng nước muối sinh lý.
  • Loại mụn này thường chứa nhiều mủ, dễ nhiễm trùng và lây lan sang những vùng da xung quanh nên tuyệt đối không tự ý nặn tại nhà.
  • Bảo vệ da khỏi các tác động môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, hóa chất độc hại… Nên che chắn da cẩn thận khi ra ngoài và vệ sinh da sạch sẽ sau khi về nhà.
  • Không sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc không rõ nguồn gốc và chưa qua thăm khám kê toa từ bác sĩ.
  • Mụn dạng cục cứng dưới da nên được chỉ định và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
  • Thường xuyên đến cơ sở da liễu uy tín để được lấy nhân mụn đúng cách.

7. Những câu hỏi thường gặp về mụn cục cứng dưới da

7.1 Mụn cục cứng có tự hết không? Có nên nặn không?

Về cơ bản, mụn cục cứng dưới da là dạng mụn đã bị chai, không thể tự xử lý tại nhà. Để loại bỏ dứt điểm loại mụn này, bạn cần đến các trung tâm da liễu hoặc cơ sở y tế để lấy mụn và dùng thuốc bổ sung (có thể là thuốc bôi, thuốc uống).
Tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà hoặc dùng thuốc mà chưa có chỉ định của các chuyên gia, bác sĩ để tránh tình trạng mụn bị nặng hơn.

7.2 Trị mụn cục cứng dưới da bao lâu thì hết?

Chính vì có nhiều yếu tố phụ thuộc nên thật khó để nói chính xác thời gian trị mụn bao lâu thì hết. Tùy thuộc mỗi loại da, mỗi tình trạng mụn, khả năng dung nạp thuốc và thói quen sinh hoạt của mỗi người mà hiệu quả có thể đến nhanh hay chậm. Nhanh thì tầm 2-4 tuần, chậm thì có thể kéo dài từ 6 tháng - 1 năm.

7.3 Khi bị mụn cục cứng có nên xông mặt?

Khi xông mặt, hơi nóng sẽ giúp mở rộng và giải phóng lượng dầu thừa, bụi bẩn bít tắc tại các nang chân lông. Ngoài ra còn giúp mở rộng lỗ chân lông, giúp cho việc nặn mụn dễ dàng hơn. Vì vậy khi bị mụn cục cứng, các bạn vẫn có thể xông mặt. Nhưng cần lưu ý chỉ nên thực hiện 2 lần 1 tuần, cần vệ sinh da mặt sạch trước khi xông. Sau khi xông cần rửa mặt lại bằng nước lạnh, hoặc dùng đá chườm.

7.4 Nặn mụn cục cứng xong làm gì để không bị thâm sẹo?

Sau nặn mụn, làn da vô cùng nhạy cảm. Bạn nên lau sạch mặt bằng nước muối sinh lý thay sữa rửa mặt trong 1-2 ngày đầu. Đồng thời, tăng cường dưỡng ẩm, phục hồi để đẩy nhanh quá trình tái tạo, kích thích lành thương nhanh hơn.
Ngoài ra cần bảo vệ da trước tác động từ môi trường như ánh nắng, bụi bẩn bằng cách thoa kem chống nắng phổ rộng, che chắn kỹ khi ra ngoài.

7.5 Da nhạy cảm có nên peel để trị mụn cục cứng hay không?

Da nhạy cảm không nên thực hiện phương pháp peel da. Peel da là quá trình sử dụng các loại hóa chất nồng độ mạnh, enzyme hoặc công nghệ laser để loại bỏ lớp da cũ, giúp kích thích tái tạo da mới nên có thể gây kích ứng và gây tổn thương cho da.

Mụn dạng cục được coi là một bệnh lý nghiêm trọng của làn da. Cần có cách chăm sóc và phương pháp cẩn trọng để điều trị. Hy vọng qua bài viết này, chị em có hiểu biết thêm về nguyên nhân hình thành và cách trị mụn cục cứng dưới da an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc liên hệ ngay với Đẳng Cấp Phái Đẹp để được tư vấn chi tiết nhất. 

Liên hệ:

Đẳng Cấp Phái Đẹp - Thiên Đường Làm Đẹp - Tinh Tế - Chuẩn Gu:

- Địa chỉ: 72/1b Huỳnh Văn Bánh, P.15, Q. Phú Nhuận, TPHCM

- Phone: 0888845999

- Email: info@dangcapphaidep.vn

-------------

Xem thêm các bài viết liên quan: 

Hotline (24/7)


08888 45 999

Giỏ hàng của bạn