Da bị bắt nắng bao lâu thì hết? Cách phục hồi da bắt nắng nhanh
- Tin tức
- Chống nắng cho da
- Tác giả: Trần Khánh Linh
Xem nhanh
Cháy nắng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy da đã bị tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và cơ thể cần thời gian để tự phục hồi. Vậy da bị cháy nắng bao lâu thì hết? Da bị cháy nắng có phục hồi được không? Da nên được chăm sóc như thế nào khi nó lành lại? Cùng Đẳng Cấp Phái Đẹp đọc ngay bài viết để tìm câu trả lời nhé.
Da bị cháy nắng đỏ rát mất bao lâu để phục hồi?
1. Cách nhận biết da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng là gì?
Cháy nắng, giống như rám nắng, là cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại các tia cực tím (UV) có hại. Khi da tiếp xúc với tia UV, cơ thể sẽ tạo ra melanin, một sắc tố đen được tạo ra bởi các tế bào da gọi là melanocytes. Theo Tổ chức Ung thư Da, hắc tố được tạo ra để bảo vệ da và lượng hắc tố sản xuất ra tùy thuộc vào di truyền.
Khi những người sản xuất ít hắc tố hơn tiếp xúc quá nhiều với tia UV, nó sẽ gây tổn thương DNA ở các lớp trên của tế bào da, dẫn đến bỏng bức xạ, được gọi là cháy nắng.
Cách nhận biết cháy nắng da mặt
Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng cháy nắng bao gồm:
- Đỏ ửng da.
- Sờ da thấy nóng.
- Đau, sưng nề và ngứa.
- Xuất hiện các bọng nước nhỏ trên bề mặt da.
- Đau đầu, sốt cao, nôn mửa và lừ đừ nếu gặp phải tình trạng cháy nắng nghiêm trọng.
- Bất kì phần nào trên cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có thể bị tổn thương, bao gồm cả dái tai, da đầu, mi mắt và môi. Thậm chí, những phần da được che chắn cũng có thể bị cháy nắng vì tia UV có thể xuyên qua được những chất liệu mỏng.
Các mức độ ảnh hưởng khi da bị cháy nắng
Triệu chứng của da bị cháy nắng dễ nhận biết và có thể thấy bằng mắt thường trong khoảng 1 vài giờ sau khi phơi nắng. Tuy nhiên, tác động tổn thương da có thể xuất hiện sau 24 giờ và để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho da, ung thư da.
Các mức độ da cháy nắng như sau:
- Cháy nắng mức độ nhẹ: Thường có biểu hiện với các vị trí đỏ và rát nhẹ, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục từ 3-5 ngày. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện tình trạng da có những mảng bong tróc trong vài ngày và điều này thể hiện rằng làn da đang được tái tạo.
- Cháy nắng ở mức độ vừa phải: Mức độ này da sẽ có xu hướng đau rát hơn và gặp các dấu hiệu ửng đỏ, sưng và có cảm giác nóng khi chạm vào. Các vết cháy nắng trên da ở mức độ vừa phải thường phải mất khoảng 1 tuần để chữa lành hoàn toàn. Sau đó, da vẫn có thể diễn ra tình trạng bong tróc trong vài ngày.
- Cháy nắng ở mức độ nghiêm trọng: Lúc này, làn da bị cháy nắng có thể phồng rộp, đau đớn và rất đỏ. Sẽ mất khoảng 2-3 tuần để phục hồi. Khi gặp tình trạng này bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Đồng thời phải hạn chế đi ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng.
Triệu chứng của da bị cháy nắng dễ nhận biết và có thể thấy bằng mắt.
Da bị cháy nắng có nguy hiểm không? Da bị cháy nắng bao lâu thì hết?
Da bị cháy nắng bao lâu thì hết?
“Da bị cháy nắng bao lâu thì hết?” là thắc mắc của rất người người. Cháy nắng có thể gây đau đớn và khó coi về mặt thẩm mỹ, nhưng nó không kéo dài mãi mãi. Da bị cháy nắng có thể tự phục hồi nhưng sự phục hồi này sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương và các yếu tố rủi ro nhất định.
Hầu hết các vết cháy nắng sẽ mất đi cảm giác đau và tông màu đỏ liên quan sau 3- 5 ngày. Nhưng nếu bạn bị bỏng nặng hơn, phồng rộp, tình trạng này có thể kéo dài đến 10 ngày.
Da bị cháy nắng có nguy hiểm không?
Mặc dù các tác động tức thời của cháy nắng sẽ lành trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, nhưng tổn thương có thể để lại tác động lâu dài hơn nhiều.
Tia UVA làm hỏng DNA mã hóa gen trong các tế bào da của cơ thể. Tổ chức Ung thư Da cho rằng tổn thương này có thể là nguyên nhân chính gây ra khối u ác tính, dạng ung thư da nghiêm trọng nhất.
Tia UVA và UVB cũng có thể ảnh hưởng đến bề ngoài của da, gây lão hóa, nếp nhăn và đốm nâu.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phục hồi của da bị cháy nắng
Không phải ai cũng phản ứng giống nhau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nhìn chung, những người có làn da sáng hơn, có tàn nhang hoặc tóc đỏ hoặc vàng tự nhiên dễ bị cháy nắng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra một số yếu tố gây ảnh hưởng đến thời gian phục hồi da bị cháy nắng dễ thấy nhất gồm:
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều (khi các tia nắng mặt trời gay gắt nhất).
- Đang ở một đất nước nóng hoặc ở độ cao nơi mặt trời gay gắt hơn.
- Lỗ thủng tầng ozone.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da.
- Sống hoặc hoạt động ở những nơi gần xích đạo.
- Tắm nắng trong thời gian lâu.
- Các vấn đề về da liên quan đến tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như bệnh vẩy nến.
- Một số loại thuốc làm cho bạn dễ bị bỏng hơn khi sử dụng (thuốc cản quang).
- Cháy nắng có thể xảy ra vào những ngày rất nắng cũng như những ngày u ám vì tia UV xuyên qua lớp mây che phủ. Mặt trời phát ra các tia sáng được lớp ngoài của da hấp thụ, nhưng tiếp xúc quá nhiều với các tia này có thể gây hại.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phục hồi của da bị cháy nắng.
3. Da bị cháy nắng phải làm sao? Cần bao lâu để phục hồi?
Cơn đau do cháy nắng thường bắt đầu trong vòng 2-6 giờ sau khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và lên đến đỉnh điểm sau khoảng 24 giờ. Nếu bạn bị cháy nắng nghiêm trọng hơn, da có thể phồng rộp và bong tróc. Các vết phồng rộp thường xuất hiện trong khoảng từ 6-24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng đôi khi phải mất nhiều thời gian hơn chúng mới xuất hiện.
Lột da là một phần của quá trình hồi phục sau khi bị cháy nắng và nó có xu hướng bắt đầu sau khoảng 3 ngày. Nó sẽ dừng lại khi da được chữa lành hoàn toàn, có thể mất vài tuần trong trường hợp bị cháy nắng nghiêm trọng. Lưu ý, trong khi quá trình bong tróc diễn ra, hãy cố gắng đừng cạy nó, điều này có thể gây ra những tổn thương nặng hơn.
Với trường hợp da bị ngộ độc ánh nắng với các triệu chứng bao gồm: Phát ban, mạch đập nhanh, buồn nôn, nôn, sốt, hãy đến gặp bác sĩ để điều trị.
Làm sao để phục hồi da bị cháy nắng nhanh?
Cháy nắng không thể chữa khỏi, vì da đã bị tổn thương và sẽ phải tự chữa lành. Tuy nhiên, có một số cách để giảm bớt sự khó chịu khi bị cháy nắng và giúp da phục hồi nhanh hơn.
- Thường xuyên tắm nước mát hoặc tắm vòi hoa sen để giúp giảm đau. Ngay khi bạn ra khỏi bồn tắm hoặc vòi hoa sen, hãy nhẹ nhàng lau khô người, nhưng để lại một ít nước trên da. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm để giúp giữ nước trong da. Điều này có thể giúp giảm khô.
- Cân nhắc dùng aspirin hoặc ibuprofen để giúp giảm sưng, tấy đỏ và khó chịu.
- Uống thêm nước. Cháy nắng hút chất lỏng lên bề mặt da và làm khô những phần còn lại của cơ thể. Uống thêm nước khi bạn bị cháy nắng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Nếu da của bạn bị phồng rộp, hãy để vết phồng rộp tự lành. Da phồng rộp có nghĩa là bạn bị cháy nắng cấp độ hai. Bạn không nên làm vỡ mụn nước vì mụn nước hình thành để giúp da mau lành và bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng.
- Hãy cẩn thận hơn để bảo vệ làn da bị cháy nắng trong khi nó lành lại. Mặc quần áo che da khi ở ngoài trời.
- Sử dụng kem dưỡng phục hồi để giúp làm dịu làn da bị cháy nắng.
Nên sử dụng kem dưỡng phục hồi để giúp làm dịu làn da bị cháy nắng.
Tham khảo thêm: Kem dưỡng phục hồi da cháy nắng Skincode Essential 24H De-Stress Comfort Balm.
Skincode Essential 24H De-Stress Comfort Balm có chứa CM-Glucan có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, tiêu diệt vi khuẩn gây hại để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trên da. Cùng với đó là giảm ửng đỏ, ngứa rát và sưng viêm và làm dịu da tức thì. Không chỉ vậy, CM-Glucan còn tăng cường hệ miễn dịch để kháng lại các tác nhân gây bệnh, bảo vệ làn da khỏe mạnh, tái tạo tế bào để thay mới làn da.
Bên cạnh đó, kem dưỡng phục hồi này còn chứa hợp chất Anti-irritant & soothing active cùng Hyaluronic acid, chiết xuất tảo đỏ đại dương và bơ hạt mỡ. Nhanh chóng giảm hiện tượng cháy nắng trên da và bổ sung dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng da tươi trẻ và tràn đầy sinh lực.
Da cháy nắng bôi gì nhanh khỏi? Mẹo phục hồi da bằng nguyên liệu tự nhiên
- Nha đam: Lấy phần gel nha đam đắp trực tiếp lên vết bỏng da. Sau khoảng 5 phút, bạn rửa sạch lại với nước.
- Sữa chua không đường: Đặt trong ngăn mát tủ lạnh rồi thoa trực tiếp lên vùng da cháy nắng. Đợi khoảng 5 - 10 phút rồi rửa lại với nước mát.
- Mật ong: Lấy mật ong nguyên chất đắp lên vùng da bị cháy nắng trong 15 - 20 phút rồi dùng nước mát rửa sạch, mỗi ngày 2 - 3 lần.
- Bột yến mạch: Xay mịn yến mạch rồi trộn với nước thành hỗn hợp sệt mịn. Sau đó hòa vào trong bồn tắm và ngâm mình 15 - 20 phút.
- Trà xanh: Lấy bông đã được tẩm nước trà xanh thấm lên da hoặc ngâm toàn thân trong nước trà xanh sẽ làm dịu mát da và giảm được cảm giác đau rát do bỏng nắng.
- Đắp mát cho da bằng cách dùng khăn lạnh, khăn bọc đá rồi xoa đều lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý, không nên dùng đá lạnh xoa trực tiếp lên da vì có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh và tổn thương da nghiêm trọng hơn.
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên cũng là cách hiệu quả phục hồi da cháy nắng.
4. Cách phòng ngừa da bị cháy nắng hiệu quả
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Thay vì đợi khi làn da bị cháy nắng rồi mới tìm kiếm giải pháp “cấp cứu”, bạn nên chủ động hơn trong việc bảo vệ làn da mình.
Hiệp hội Da Hoa Kỳ khuyên mọi người nên tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thời điểm này là lúc các tia mạnh nhất và mức độ tiếp xúc với tia cực tím là lớn nhất.
Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước hoặc tuyết cũng có thể gây bỏng, vì vậy mọi người nên cẩn thận khi trượt tuyết hoặc chèo thuyền.
Thoa kem chống nắng là một bước cần thiết để ngăn ngừa cháy nắng, nhưng có một số điểm chính cần lưu ý để đảm bảo hiệu quả.
Mọi người nên chắc chắn làm như sau:
- Chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.
- Đảm bảo kem chống nắng còn trong hạn sử dụng.
- Chọn kem chống nắng có khả năng chống nước.
- Chọn kem chống nắng bảo vệ khỏi cả tia UVA và UVB.
- Thoa 20–30 phút trước khi ra nắng, để có thời gian hấp thụ.
- Ghi nhớ những vùng cơ thể dễ bị bỏ sót, chẳng hạn như tai, quai hàm,...
- Sử dụng son dưỡng môi có SPF từ 15 trở lên.
- Thoa lại kem chống nắng ít nhất 2 giờ một lần để duy trì sự bảo vệ.
- Bôi lại sau khi bơi, đổ mồ hôi nhiều hoặc nếu kem chống nắng bị trôi.
- Mặc quần áo dài tay, rộng rãi, được dệt chặt để không bị nắng chiếu xuyên qua. Ngoài ra, hãy đội mũ rộng vành để bảo vệ đầu và cổ khỏi bị bỏng.
Thoa kem chống nắng là một bước cần thiết để ngăn ngừa cháy nắng.
Tham khảo thêm: Nhũ tương chống nắng Skincode Sun Protection Face Lotion SPF 50.
Da bị cháy nắng có phục hồi được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn lơ là không chăm sóc chúng. Bởi cháy nắng không chỉ khó chịu và khó coi. Nó còn có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe và vẻ ngoài của da, đồng thời làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Vì vậy, hãy thoa kem chống nắng mỗi ngày và áp dụng những biện pháp bảo vệ khi ra nắng để da luôn trong tình trạng khỏe mạnh bạn nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan: