4 cách phục hồi da bị đen sau khi đi biển chỉ sau 1 tuần

Tắm nắng và bơi lội là những việc hoạt động tuyệt vời khi đến với biển. Tuy nhiên thời tiết nắng nóng lại dễ khiến chúng ta bị cháy nắng. Tình trạng này có thể làm hỏng kỳ nghỉ, đặc biệt nếu bạn đã lên kế hoạch cho nhiều hoạt động ngoài trời. Nhưng đừng quá lo lắng, bài viết này, Đẳng Cấp Phái Đẹp sẽ chia sẻ đến các bạn những biện pháp khắc phục, giúp bạn biết được khi đi biển bị cháy nắng phải làm sao. Để bạn có thể tận hưởng những phút giây vui chơi, nghỉ ngơi của mình một cách trọn vẹn nhất. 

Đi biển bị cháy nắng phải làm sao?

Đi biển bị cháy nắng phải làm sao?

1. Vì sao da bị cháy nắng sau khi đi biển?

Tổ chức Ung thư Da giải thích rằng cháy nắng là một phản ứng viêm đối với tổn thương bức xạ cực tím (UV) ở các lớp ngoài cùng của da. Nó xảy ra khi da của bạn nhận quá nhiều bức xạ tia cực tím mà không được bảo vệ thích hợp khỏi kem chống nắng và quần áo.

Những người đi nghỉ ở bãi biển có nguy cơ bị cháy nắng cao hơn. Vì mỗi khi đi tắm biển, mọi người thường có xu hướng diện những trang phục như bikini, quần short, áo ba lỗ,...Điều này đồng nghĩa với việc diện tích bề mặt da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lớn hơn rất nhiều.

Không chỉ có ánh nắng mặt trời mà ở biển còn có gió, cát và cả bụi bẩn lẫn trong không khí cũng tiếp xúc trực tiếp với làn da. Bên cạnh đó, nồng độ muối từ biển khiến cho làn da dễ bắt nắng hơn bao giờ hết.

1.1. Dấu hiệu và triệu chứng khi làn da bị cháy nắng

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng cháy nắng bao gồm:

  • Đỏ ửng da.
  • Sờ da thấy nóng.
  • Đau, sưng nề và ngứa.
  • Xuất hiện các bọng nước nhỏ trên bề mặt da.
  • Đau đầu, sốt cao, nôn mửa và lừ đừ nếu gặp phải tình trạng cháy nắng nghiêm trọng.

1.2. Da cháy nắng có nguy hiểm không?

Khi làn da bị cháy nắng, chúng ta không những phải chịu đau rát, bất tiện trong sinh hoạt, gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vùng da cháy nắng có thể bị tăng sắc tố sau viêm, dẫn đến sạm da và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Đáng lo ngại hơn, những trường hợp tiếp xúc với tia UV trong một thời gian dài có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư da.

Da cháy nắng gây ra rất nhiều vấn đề.

Da cháy nắng gây ra rất nhiều vấn đề.

2. Đi biển da cháy nắng phải làm sao?

Đi biển da cháy nắng phải làm sao? Dưới đây là những biện pháp bạn có thể áp dụng để cứu lấy làn da của mình.

2.1 Ngâm da bị cháy nắng trong nước lạnh càng sớm càng tốt

Theo AAD, nếu cơn đau và sức nóng của vết cháy nắng khiến bạn khó chịu, hãy tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước mát nhanh hoặc chườm mát (như khăn ướt) lên vùng bị ảnh hưởng để xoa dịu tình trạng. 

Tổ chức Ung thư Da cũng khuyến cáo không nên chườm đá lạnh hoặc nước lạnh trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng. Việc này có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng hơn.

2.2 Dưỡng ẩm cấp nước cho da

Khi bạn ở dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, bạn rất dễ bị quá nóng và mất nước. Để chống lại tình trạng này, hãy uống nhiều nước và các chất lỏng không cồn khác để giúp bạn giữ nước. 

2.3 Bôi kem dưỡng phục hồi da cháy nắng

Làn da bị bỏng của bạn cần hydrat hóa để chữa lành. Do đó ngoài việc uống nhiều nước, hãy bổ sung thêm một loại kem dưỡng phục hồi vào quy trình chăm sóc da mỗi ngày để đẩy nhanh tiến trình hồi phục của làn da.

Bạn có thể tham khảo kem dưỡng phục hồi da cháy nắng Skincode Essential 24H De-Stress Comfort Balm từ Skincode. Sản phẩm là sự kết hợp của công nghệ độc quyền CM-Glucan cùng các thành phần giàu dưỡng chất như Shea butter, Hyaluronic acid, chiết xuất tảo đỏ đại dương,...Mang đến công hiệu tức tốc làm dịu tình trạng da ửng đỏ, nóng rát hay khô căng...đưa làn da trở về cảm giác thư giãn, thoải mái dễ chịu nhanh chóng. Đồng thời, dưỡng ẩm sâu, kích thích quá trình tái tạo, thúc đẩy sản sinh tế bào mới và tăng cường hệ miễn dịch. Giúp da ngày càng khỏe khoắn và rạng ngời.

Đặc biệt, Skincode 24H De-Stress Comfort Balm được chiết xuất hoàn toàn từ thành phần tự nhiên, công thức không màu, không mùi, không chất bảo quản và các chất dẫn xuất từ động vật. Vì thế, sản phẩm không chỉ nhận được sự yêu thích từ tín đồ làm đẹp và còn được các bác sĩ da liễu Thụy Sĩ tin dùng.

Kem phục hồi da cháy nắng Skincode Essential 24H De-Stress Comfort Balm.

Kem phục hồi da cháy nắng Skincode Essential 24H De-Stress Comfort Balm.

2.4 Đắp mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên

Dùng vỏ dưa hấu

Trong vỏ dưa hấu có chứa hàm lượng nước cực cao. Do đó, chúng có tác dụng cấp ẩm nhanh chóng để xoa dịu những vùng da bị cháy nắng. 

Bạn hãy ép vỏ dưa hấu lấy nước và trộn đều với 1 - 2 thìa cà phê mật ong. Sau đó, thoa lên vùng da bị cháy nắng hằng ngày, trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. 

Dầu oliu

Theo các nghiên cứu khoa học, dầu ô liu có khả năng sửa chữa các tế bào da hư hại và ngăn ngừa ung thư da khi bị cháy nắng.

Để chữa cháy nắng bằng dầu ô liu, bạn chỉ cần pha 3 thìa canh dầu ô liu nguyên chất (chưa qua tinh chế) vào bồn tắm chứa nước ấm. Sau đó, ngâm cơ thể trong bồn tắm khoảng 20 phút. Khi tắm xong,  không cần làm sạch dầu ô liu trên da. Hãy để các dưỡng chất thấm sâu vào da và chữa lành các tổn thương do cháy nắng một cách tự nhiên và an toàn.

Nếu không có bồn tắm, bạn có thể trộn 3 thìa dầu ô liu với sữa tắm (loại có thành phần tự nhiên dịu nhẹ, không gây kích ứng da) và sử dụng như bình thường.

Đắp mặt nạ sữa chua

Thành phần acid lactic trong sữa chua ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn trên da, giúp da đề kháng tốt. Sữa chua còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp phục hồi các tổn thương trên da như đỏ rát do cháy nắng,...

Nếu bạn chẳng có nhiều thời gian để đầu tư cho việc làm đẹp hay chăm sóc da, thì đây sẽ là cách ứng dụng đơn giản, gọn gàng nhất. Hãy thoa trực tiếp sữa chua không đường lên phần da bị cháy nắng, giữ nó trong khoảng 10 - 15 phút. Khi cơn đau rát giảm, hãy nhẹ nhàng rửa sạch lại bằng nước mát.

Sữa chua còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp phục hồi các tổn thương trên da.

Sữa chua còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp phục hồi các tổn thương trên da.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng chứa nhiều protein, vitamin A và các enzyme giúp giảm cháy nắng rất hiệu quả. Hãy chuẩn bị một lòng trắng trứng gà rồi đánh bông lên. Sau đó, thoa đều lên vùng da bị cháy nắng, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước mát.

Mật ong

Mật ong chứa nguồn dưỡng chất dồi dào như vitamin A, B, C, E, khoáng chất kẽm, đồng, kali,...có tác dụng giữ ẩm, phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng và kích thích tái tạo tế bào mới.

Bạn chỉ cần thoa một lớp mật ong thật mỏng lên da, để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước mát là được.

Bột yến mạch

Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm. Có khả năng làm dịu da, giảm viêm và giảm ngứa da, đồng thời lấy lại độ ẩm, hạn chế da bong tróc.

Hãy hòa 2 chén bột yến mạch mịn vào bồn tắm nước mát. Ngâm mình trong bồn tắm 15 phút và nhớ là không chà xát lên da nhé.

Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm.

Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm.

Hỗn hợp sữa chua và cà chua

Cà chua có chứa chất chống oxy hóa lycopene có thể giảm phản ứng cháy nắng từ bức xạ tia cực tím, đồng thời tăng sức đề kháng cho da. Còn sữa chua làm dịu da và tăng cường khả năng chữa lành cho da.

Cách làm rất đơn giản. Hãy xay nhuyễn 1-2 quả cà chua rồi trộn đều với 1 hộp sữa chua không đường. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị cháy nắng, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước mát.

Nha đam

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng với đặc tính làm dịu, chất gel nha đam có thể giúp chữa lành vết cháy nắng. Nếu có sẵn cây nha đam, hãy cắt bỏ một phần của nó cho đến khi thấy chất gel trong suốt xuất hiện bên trong. Hãy bôi gel trực tiếp lên da. Nếu không có, hãy tìm loại gel nha đam 100% được bán trực tuyến hoặc ở hiệu thuốc gần nhà và bôi một lớp gel trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Nước vo gạo

Nước vo gạo có tác dụng dưỡng trắng da, phục hồi làn da cháy nắng hiệu quả. Hãy gạn lấy phần trắng đục của nước vo gạo rồi pha thêm chút nước ấm và thoa đều lên những chỗ da bị rát nắng, da được làm dịu và mềm mại trở lại.

Nước vo gạo có tác dụng dưỡng trắng da, phục hồi làn da cháy nắng.

Nước vo gạo có tác dụng dưỡng trắng da, phục hồi làn da cháy nắng.

3. Hướng dẫn cách phòng tránh da bị cháy nắng khi đi biển

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị cháy nắng khi đi biển, hãy áp dụng ngay những biện pháp sau:

  • Tránh giờ nắng nóng cao điểm. Nên đi tắm biển vào sáng sớm, trước 11h và vào cuối buổi chiều, sau 4 giờ chiều. Nếu bạn không chắc tia UV mạnh đến mức nào, hãy chú ý đến bóng của bạn - khi nó dài hơn bạn, mức độ tiếp xúc với tia UV thấp nên bạn có thể bắt đầu tắm nắng.
  • Thoa đi thoa lại kem chống nắng. Hãy đảm bảo sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30 và có khả năng kháng nước, đảm bảo thoa đủ để che toàn bộ cơ thể. Kem chống nắng phải được thoa lại sau mỗi 80 phút. Nếu bạn bơi lội hoặc đổ mồ hôi, bạn nên bôi lại sau mỗi 40 phút.
  • Sử dụng ô và lều bảo vệ.
  • Mang kính râm có khả năng chống tia UV. Đôi mắt là một khu vực quan trọng khác cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Không chỉ vì vùng da quanh mắt đặc biệt mỏng và nhạy cảm mà còn vì tác hại của tia cực tím có thể ảnh hưởng đến thị lực. 

Qua bài viết này bạn đã biết đi biển bị cháy nắng phải làm sao rồi đúng không? Nếu không may gặp phải tình trạng này thì hãy nhanh chóng “cấp cứu” làn da bằng những biện pháp trên nhé. Điều quan trọng nhất cần nhớ trong quá trình phục hồi sau khi bị cháy nắng là làm thế nào để ngăn ngừa những tổn thương da khác! Do đó, đừng quên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên trong thời gian cực kỳ nhạy cảm này bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

Đăng ký để được giảm giá chỉ dành cho người đăng ký, trước tiên hãy xem các mặt hàng mới được tuyển chọn và mẹo chăm sóc da!

© 2024 Đẳng Cấp Phái Đẹp. Giấy chứng nhận ĐKHKD số 41P8015608 do Ủy Ban Nhân Dân Quận Phú Nhuận cấp ngày 14/04/2014.

Địa chỉ: 21D Đường số 8, Khu phố 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh - Hotline: 070 8080 688 - Email: info@dangcapphaidep.vn - Người quản lý nội dung: Trần Xuân Bách

Hotline (24/7)


070 8080 688

Giỏ hàng của bạn