Cách kiểm tra ngực để phát hiện dấu hiệu ung thư vú kịp thời

Hãy ngẫm lại xem, lần cuối cùng bạn kiểm tra ngực của mình là lúc nào? Và nếu bạn chưa hoặc đã rất lâu rồi chưa làm việc này, bạn cần phải đọc bài viết này ngay. Kiểm tra ngực là cách để bạn biết xem ngực của mình có sự thay đổi nào bất thường hay không. 

>>> Có thể bạn quan tâm: CHĂM SÓC NGỰC BẰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN NGAY TẠI NHÀ

Kiểm tra ngực để biết ung thư

Theo một nghiên cứu tiến hành vào năm 2018 bởi Breast Cancer Now, đối tượng là p24hụ nữ Anh. Kết quả là chưa đến một nửa trong số họ thường xuyên kiểm tra ngực và gần 1/10 chúng ta chưa bao giờ kiểm tra.

Có thể, cuộc sống quá bận rộn với nhiều thứ phải lo nghĩ nên bạn quên mất việc phải chăm sóc bản thân như thế nào và bỏ qua nó. 

Tuy nhiên, ở Anh, ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Do đó, bạn không nên lơ là mà hãy coi kiểm tra ngực là một trong những việc quan trọng hàng đầu cần phải làm. 

Nếu như bạn không biết thực hiện nó như thế nào tại nhà; thì Bác sĩ phẫu thuật ung thư vú Jennifer Rusby; có trụ sở tại The Royal Marsden NHS Foundation Trust sẽ hướng dẫn bạn chi tiết. 

kiểm tra ngực

Bạn nên kiểm tra ngực thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư vú nếu không may mắc phải.

Bạn nên kiểm tra vú tại nhà bao lâu một lần?

Tuy căn bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trên 50 tuổi; nhưng gần đây, nó đã bắt đầu được chuẩn đoán ở những độ tuổi trẻ hơn. Hàng năm, khoảng 4% trường hợp mắc bệnh ở Anh là ở phụ nữ từ 39 tuổi trở xuống; nghĩa là khoảng trên 2.000 người.

Rusby khuyên bạn rằng, bạn nên tự hình thành thói quen kiểm tra ngực tại nhà mỗi ngày từ khi ở độ tuổi 20. 

Thời điểm tốt nhất để làm việc này là một vài ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Để không quên việc này; bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để nhắc nhớ bản thân: 

  • Sử dụng ứng dụng giúp ghi nhớ hoặc đặt lịch hẹn. 
  • Nhờ một người bạn thân và cả 2 cùng nhắc nhở nhau làm việc này.

Những dấu hiệu nào là bất thường khi bạn kiểm tra ngực

Nếu bạn kiểm tra ngực và phát hiện những dấu hiệu sau. Bạn cần phải đến bệnh viên và thực hiện kiểm tra sâu hơn: 

1. MỘT KHỐI U KHÔNG ĐAU

Khối u sẽ xuất hiện bất cứ đâu xung quanh ngực mà bạn không thể biết được; vì vậy hãy kiểm tra một cách tổng thể; bao gồm cả phía sau núm vú và hướng lên phần nách. Hãy tập trung chú ý và cảm nhận; nếu nhận thấy có những tuyến sưng lên bất thường dưới da có thể là dấu hiệu của ung thư.

Nếu nó mềm, thì có thể nó không có gì đáng quan ngại. Nhưng nếu nó mới xuất hiện và cứng, đồng thời bạn thấy nó vẫn ở nguyên đó trong 1 tuần hoặc lâu hơn; thì bạn cần tìm gặp bác sĩ để nhận lời khuyên. 

kiểm tra ngực

Nếu xuất hiện khối u không đau thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

2. THAY ĐỔI VỀ KÍCH THƯỚC HOẶC HÌNH DẠNG VÚ

Nếu bạn nhận thấy ngực mình có sự thay đổi không bình thường về hình dạng; kích thước hoặc da có vẻ bị nhão; hoặc khó chịu khi bạn giơ cánh tay lên thì bạn cũng nên đi kiểm tra. 

3. DẤU HIỆU QUANH NÚM VÚ

Nếu bạn phát hiện những nốt phát ban trên núm vú nhưng bạn lại không bị chàm hoặc vú bị đỏ lên như viêm vú nhưng bạn đang không cho con bú thì đây cũng là dấu hiện bất thường. 

Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy dịch tiết ra từ núm vú với màu trong suốt hoặc có lẫn máu thì đây cũng là điều đáng bận tâm. 

Cách kiểm tra ngực tại nhà

  1. Đứng trước gương, để ngực trần và có ánh sáng tốt.
  2. Di chuyển nâng cánh tay lên đầu và hạ xuống để quan sát xem ngực của bạn có thay đổi hoặc có gì bất thường hay không. 
  3. Những dấu hiệu bạn cần lưu ý quan sát và vị trí núm vú, núm vú có bị thay đổi, phát ban hoặc núm vú bị tụt vào trong.
  4. Tiếp đó, bạn dùng ngón tay kiểm tra tổng thể phần ngực. Lưu ý là bạn hãy dùng các ngón tay của mình để cảm nhận thay vì sử dụng đầu ngón tay. Vì với đầu ngón tay, thường bạn sẽ thấy ngực của mình hơi sần, nhưng đây là vấn đề bình thường chứ không phải là khối u.
  5. Kiểm tra di chuyển xung quanh vú, theo hướng lên xuống và từ núm vú ra bên ngoài theo hình tròn. Đừng quên kiểm tra sau núm vú và dưới nách.

kiểm tra ngực

Hướng dẫn cách kiểm tra ngực tại nhà.

Một số sai lầm phổ biến hoặc quan niệm sai lầm khi kiểm tra ngực

Theo Jennifer, tuy đã có rất nhiều thông tin nói về vấn đề này nhưng đáng buồn là có một số bạn vẫn có những suy nghĩ sai lầm trong việc kiểm tra ngực tại nhà. Cụ thể: 

  • Dù bạn có bộ ngực lớn hay nhỏ; thì phương pháp kiểm tra ngực vẫn sẽ giống nhau. 
  • Tốt nhất là bạn hãy kiểm tra ngực trong phòng tắm với gương soi để bạn có thể vừa quan sát; vừa cảm nhận được sự thay đổi một cách rõ ràng; và trực quan nhất. 
  • Dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào; vẫn nên duy trì thói quen kiểm tra ngực. 
  • Tuy tỷ lệ rất ít, nhưng ung thư vú vẫn có thể xảy ra ở nam giới, thường là những người trên 60 tuổi hoặc có tiền sử ung thư vú. Jennifer nói: “Đối với đàn ông cũng sự thực hiện kiểm tra tương tự, với những dấu hiệu cần đặc biệt chú ý là tiết dịch ở núm vú, núm vú bị tụt vào trong, xuất hiện khối u hoặc sưng tấy ở ngực hoặc nách”.

Nếu đã kiểm tra ngực nhưng không phát hiện bất kỳ cục u nào nhưng bạn cảm thấy đau, bạn nên làm gì?

Jennifer nói: “Bạn đừng lo lắng nếu gặp phải trường hợp như trên. Nếu bạn đã kiểm tra ngực một cách kỹ càng thì không có gì đáng lo ngại”. 

60% phụ nữ bị đau ngực, xuất phát từ lý do là tới chu kỳ kinh nguyệt và liên quan đến vấn đề nội tiết tố. Hoặc thỉnh thoảng cũng có thể do sự thay đổi trong biện pháp tránh thai, chế độ ăn uống. Bị đau cơ hoặc xương sườn. Đơn giản hơn là do mặc áo ngực không phù hợp. 

kiểm tra ngực

Nếu bạn đã kiểm tra ngực kỹ và không phát hiện khối u nào nhưng lại cảm thấy đau thì có thể do vấn đề nội tiết.

Phải làm gì nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trong khi kiểm tra vú

Jennifer nói: “Nếu bạn phát hiện ra sự thay đổi bất thường thì việc cần làm là gặp bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra ngực của mình thường xuyên để giúp bạn quen thuộc hơn với bộ ngực của mình. Khi có bất kỳ sự biến đổi nào, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó”. 

Tóm lại, khi bạn tự kiểm tra ngực tại nhà, bạn sẽ càng hiểu hơn về ngực của mình. Bạn càng hiểu rõ thì càng thuận lợi hơn cho việc tìm ra sự thay đổi. Nếu được chuẩn đoán càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Vì vậy, hay ghi nhớ ngay việc này và đưa nó vào danh sách những điều quan trọng cần phải làm nhé!

 

Hotline (24/7)


08888 45 999

Giỏ hàng của bạn